Lỗ tiểu thấp ở bé trai là một dị tật khá thường gặp, chiếm tỷ lệ 1/300 trẻ trai. Nếu trẻ mắc bệnh không được điều trị có thể gây vô sinh về sau, đặc biệt đối với lỗ tiểu thấp ở giữa thân dương vật hay ở gốc bìu kèm theo tình trạng cong dương vật.
1. Lỗ tiểu thấp là gì?
Lỗ tiểu thấp là một dị tật bẩm sinh tại lỗ tiểu của bé trai, khi mà lỗ tiểu nằm thấp hơn vị trí bình thường ở đỉnh quy đầu. Vị trí lỗ tiểu càng xa đỉnh quy đầu thì bệnh càng nặng, điều trị càng khó khăn.
2. Nguyên nhân ra lỗ tiểu thấp ở trẻ
Trẻ bị lỗ tiểu thấp vẫn chưa rõ nguyên nhân là gì. Các yếu tố di truyền, nội tiết hay môi trường được cho là có liên quan với dị tật lỗ tiểu thấp ở trẻ.
3. Triệu chứng trẻ bị lỗ tiểu thấp
- Lỗ tiểu (lỗ đái) ở vị trí thấp hơn so với bình thường ở đầu dương vật. Dựa vào vị trí của lỗ tiểu sau khi dương vật đã được sửa thẳng, lỗ tiểu đóng thấp được chia làm 3 thể: Thể trước (nhẹ): 50%; Thể giữa (trung bình): 20%; Thể sau (nặng): 30%
- Tia tiểu không thẳng về phía trước mà bị lệch xuống dưới hoặc ra sau. Nếu lỗ tiểu quá gần gốc dương vật thì bệnh nhân không đứng tiểu được.
- Dương vật cong
- Da quy đầu bị thiếu ở mặt bụng nhưng lại bị thừa ở mặt lưng.
- Có thể có các bệnh kèm ở vùng sinh dục như: thoát vị bẹn, tinh hoàn ẩn, bìu chẻ đôi, chuyển vị dương vật bìu (dương vật thấp so với bìu), rối loạn phát triển giới tính.
- Rối loạn tâm lý: Trẻ có thể bị mặc cảm, tự ti về bất thường lỗ tiểu nếu không được điều trị sớm.
4. Những ảnh hưởng của dị tật lỗ tiểu thấp
Dị tật lỗ tiểu thấp không gây ra khó tiểu nhưng đường dẫn nước tiểu (niệu đạo) có thể phát triển kém. Khi lỗ tiểu thấp thể nặng bé trai phải ngồi tiểu như phụ nữ. Vì vậy mức độ ảnh hưởng nặng hay nhẹ dựa trên vị trí lỗ tiểu.
Đối với tật cong dương vật nếu không điều trị thì về sau ở tuổi trưởng thành gây khó khăn trong giao hợp. Những trường hợp cong nặng cần phẫu thuật nhiều lần để chỉnh sửa.
Trong lỗ tiểu thấp vị trí lỗ tiểu bất thừng kết hợp với cong dương vật có thể dẫn tới vô sinh về sau.
5. Chẩn đoán lỗ tiểu thấp như thế nào?
- Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ chuyên khoa Ngoại nhi sẽ hỏi về tiền sử, bệnh sử và khám lâm sàng để có định hướng cho việc chẩn đoán.
- Tầm soát bất thường nhiễm sắc thể: Dị tật lỗ tiểu thấp thể nặng thường trên nền của một tình trạng bất thường nhiễm sắc thể, vì vậy những trường hợp này cần được tầm soát nhiễm sắc thể để phát hiện có bất thường hay không.
- Các xét nghiệm khác: Siêu âm, nội tiết, tinh dịch đồ có thể được chỉ định để đánh giá chức năng của bệnh nhân, đặc biệt bệnh nhân đến khám vì vô sinh nghi do dị tật lỗ tiểu đóng thấp.
6. Lứa tuổi thích hợp để điều trị dị tật lỗ tiểu thấp
Lứa tuổi phẫu thuật thích hợp nhất là từ 3 tới 6 tháng tuổi cho đến trước 18 tháng. Nên mổ trước 18 tháng tuổi vì đứa trẻ khi lớn lên sẽ không nhớ những gì xảy ra trước lứa tuổi này, như vậy sẽ tránh mặc cảm cho bé trai về sau. Ngoài ra trong lứa tuổi này phẫu thuật cũng có tỷ lệ thành công tốt hơn so với mổ muộn.
Đối với những trường hợp đặc biệt như dương vật nhỏ thì bé trai được mổ muộn hơn. Việc quyết định thời điểm phẫu thuật ở những trường hợp này là do bác sĩ chuyên khoa.
7. Các biện pháp điều trị lỗ tiểu thấp
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính của dị tật lỗ tiểu thấp. Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau được áp dụng tùy theo mức độ nặng nhẹ của thể bệnh
Mục đích phẫu thuật: đưa lỗ tiểu về đỉnh quy đầu, tạo hình dáng thẳng cho dương vật; tránh việc trẻ bị mặc cảm khi lớn lên; giảm thiểu nguy cơ vô sinh sau này.
Số lần phẫu thuật: Hầu hết dị tật lỗ tiểu đóng thấp được chỉnh sửa chỉ trong một lần mổ, ngoại trừ một số trường hợp nặng thì bệnh nhân cần được mổ 2 lần.
Biến chứng sau mổ: Phẫu thuật lỗ tiểu thấp là phẫu thuật tạo hình khó nên có thể xảy ra biến chứng như rò, hẹp niệu đạo (đường tiểu), túi thừa niệu đạo… sau mổ. Rò niệu đạo hay gặp nhất (10 -20%), trong đó ngoài lỗ tiểu ở đỉnh quy đầu còn thêm một lỗ tiểu khác ở bụng dương vật, hay gặp ở vị trí lỗ tiểu cũ. Khi có rò xảy ra, cần chờ 6 tháng sau mổ lại để vá lỗ rò.
Thời gian nằm viện: tùy theo bệnh thuộc dạng nhẹ hay nặng mà thời gian nằm viện dài hay ngắn, dạng nhẹ từ 5-7 ngày, dạng nặng 12-14 ngày.
8. Phẫu thuật điều trị lỗ tiểu thấp như thế nào?
Ngày trước phẫu thuật, trẻ thường sẽ được yêu cầu không uống hoặc ăn bất cứ thứ gì sau nửa đêm vào đêm trước khi phẫu thuật hoặc ít nhất 6 đến 8 giờ trước khi phẫu thuật.
Khi phẫu thuật bắt đầu, trẻ sẽ được gây mê toàn thân. Trẻ sẽ ngủ và điều này sẽ khiến trẻ không cảm thấy đau khi phẫu thuật. Sau đó các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật tạo hình lại niệu đạo để đưa lỗ tiểu lên đỉnh của dương vật, làm cho dương vật thẳng và tạo hình lại cho dương vât.
Trong khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ đặt ống thông vào niệu đạo để tạo một hình dạng mới. Ống thông có thể được khâu hoặc gắn chặt vào đầu dương vật, giúp giữ nó đúng vị trí. Sau phẫu thuật từ một tuần, ống thông sẽ được rút bỏ khi vết thương trong tạo hình lỗ tiểu mới cũng đã lành tốt.
Ngoài ra, ngay sau khi phẫu thuật, dương vật của trẻ sẽ được bác sĩ dán cố định vào thành bụng dưới để hạn chế di chuyển. Trẻ được khuyến khích mặc áo rộng hoặc đầm thay cho quần. Toàn bộ các mũi khâu được sử dụng trong quá trình phẫu thuật dị tật lỗ tiểu thấp sử dụng chỉ tự tiêu nên sẽ không phải tháo ra sau đó. Trẻ cũng sẽ được khuyến khích uống nước để bé đi tiểu thường xuyên. Việc đi tiểu sẽ giữ áp lực tích tụ trong niệu đạo, tránh gây chít hẹp về sau.
9. Theo dõi sau phẫu thuật dị tật lỗ tiểu thấp như thế nào?
Tương tự như các thủ thuật, phẫu thuật khác, phẫu thuật dị tật lỗ tiểu thấp cũng có một số rủi ro nhất định. Chính vì vậy, cha mẹ cần biết cách theo dõi và phát hiện sớm cho trẻ, nhất là sau khi đã được xuất viện về nhà. Các rủi ro có thể xảy ra sau phẫu thuật này bao gồm:
- Chảy máu vùng mổ
- Nhiễm trùng vùng mổ
- Tắc ống xông niệu đạo
- Xuất hiện lỗ rò rỉ nước tiểu
- Sẹo chít hẹp niệu đạo sau khi tạo hình
Lúc này, trẻ có thể cần nhập viện lại để chỉnh sửa thì hai đối với các bất thường phức tạp. Ngược lại, với các bất thường đơn giản, như sẹo chít hẹp, trẻ cần được can thiệp nong niệu đạo trong thời gian dài. Tuy nhiên, nhìn chung, tỷ lệ xảy ra biến chứng khá thấp và hầu hết các trẻ trai đều có một dương vật hoàn thiện sau phẫu thuật dị tật lỗ tiểu thấp một thì. Bộ phận này đảm bảo cho trẻ những sinh hoạt tiểu tiện như bình thường và khả năng hoạt động tình dục khi đến tuổi trưởng thành.
Để được như vậy, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cuộc thăm khám tiếp theo với bác sĩ chuyên khoa theo hẹn cho đến khi vết thương đã lành hẳn. Một số ít trường hợp sẽ cần tham vấn bác sĩ chuyên khoa khi trẻ đến tuổi dậy thì.
10. Phẫu thuật điều trị lỗ tiểu thấp ở đâu uy tín?
Vì phẫu thuật lỗ tiểu thấp tương đối phức tạp nên ba mẹ nên lựa chọn các cơ sở u tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại và chế độ chăm sóc chu đáo.
Là một chuyên gia ngoại Nhi ở Việt Nam với hơn 20 năm kinh nghiệm, Phó Giáo sư, Bác sĩ, Tiến sĩ Trần Ngọc Sơn (công tác tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn) là cái tên được nhiều quý phụ huynh trao gửi niềm tin điều trị.
Bằng năng lực chuyên môn xuất sắc cùng với lòng yêu trẻ, bác sĩ Sơn luôn thăm khám kỹ càng, chi tiết, để đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất. Phụ huynh cũng rất yên tâm khi trẻ được bác sĩ Sơn trực tiếp phẫu thuật hiệu quả và an toàn.
Sau mổ trẻ được chăm sóc chu đáo, hẹn lịch khám lại, theo dõi.
Mức chi phí điều trị tại đây cũng ở mức phù hợp với đại đa số thu nhập của người dân hiện nay. Trẻ được hỗ trợ hưởng đầy đủ quyền lợi bảo hiểm y tế theo quy định.
*Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể về tình trạng lỗ tiểu thấp ở trẻ.
(*) Thời gian phục hồi tùy vào các bệnh lý kèm theo và cơ địa mỗi người.
Để được tư vấn, đặt lịch khám, điều trị lỗ tiểu thấp với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Sơn vui lòng liên hệ: 0333 670 888 hoặc 0974 184 568.