Tìm hiểu bệnh rò hậu môn tiền đình

Rò hậu môn tiền đình là dị dạng hậu môn – trực tràng hay gặp ở trẻ em gái tại Việt Nam. Hầu như đường rò chỉ xuất hiện sau sinh từ 3 – 6 tuần. Tìm hiểu về bệnh lý này qua các thông tin tổng hợp trong bài viết sau đây. 

Rò hậu môn tiền đình
Rò hậu môn tiền đình là tình trạng xuất hiện một đường bất thường từ ống hậu môn đến da gần hậu môn. 

1. Rò hậu môn tiền đình là gì?

Rò hậu môn tiền đình ở trẻ sơ sinh là tình trạng có một lối đi bất thường hình thành từ ống hậu môn đến da gần hậu môn. Rò hậu môn tiền đình cũng có thể hình thành từ ống hậu môn đến các cơ quan khác, như âm đạo hoặc đường tiết niệu.

2. Triệu chứng rò hậu môn tiền đình ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng rò hậu môn tiền đình có thể gặp ở trẻ sơ sinh gồm:

  • Đau ở hoặc gần trực tràng
  • Dịch chảy ra từ lỗ rò có thể có máu, mủ hoặc cả hai
  • Chảy máu từ trực tràng
  • Vấn đề về đường tiết niệu

Trường hợp nhiễm trùng không thể thoát ra ngoài sẽ hình thành ổ mủ và được gọi là áp xe hậu môn. Tình trạng này sẽ gây sưng, đỏ, đau ở gần hậu môn, trực tràng, trẻ cũng có thể bị sốt.

Rò hậu môn tiền đình
Rò hậu môn tiền đình hay gặp ở trẻ em gái.

3. Chẩn đoán rò hậu môn tiền đình như thế nào?

Thông thường bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh, khám lâm sàng và căn cứ vào triệu chứng để chẩn đoán, đánh giá và phân loại cụ thể.

4. Điều trị rò hậu môn tiền đình

Trường hợp rò hậu môn tiền đình do bệnh Crohn thì bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh và thuốc ức chế miễn dịch. Với phương pháp này vẫn có khả năng lỗ rò sẽ hình thành trở lại.

Trường hợp rò hậu môn không đáp ứng các phương pháp điều trị khác, trẻ sẽ phải phẫu thuật.

  • Chỉ mổ hậu môn tạm khi tầng sinh môn, môi lớn bị thương tổn lan rộng.
  • Tiến hành phẫu thuật đóng đường rò sớm nhất là 3 tháng sau khi đường rò xuất hiện.
  • Loại phẫu thuật và số lần phẫu thuật sẽ tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của trẻ.
Rò hậu môn tiền đình
Cần thăm khám sớm và điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế uy tín khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bị rò hậu môn.

5. Chăm sóc tại nhà

Bên cạnh việc điều trị kịp thời thì việc chăm sóc tại nhà sau phẫu thuật là vô cùng quan trọng để đảm bảo trẻ phục hồi nhanh, hạn chế nguy cơ gặp phải các biến chứng.

Theo đó ba mẹ cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ, cho trẻ sử dụng đúng các loại thuốc theo đơn kê.

5.1. Nếu trẻ được phẫu thuật, ba mẹ chú ý:

  • Theo dõi vết mổ để phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng nếu có.
  • Ngâm hậu môn trong chậu nước ấm sạch 3 – 4 lần/ngày.
  • Mẹ nên ăn nhiều chất xơ và cho con bú đều đặn.

5.2. Nếu trẻ có hậu môn nhân tạo:

  • Làm sạch túi đựng phân thường xuyên theo đúng hướng dẫn.
  • Vệ sinh khu vực da xung quanh hậu môn lỗ hậu môn nhân tạo bằng xà phòng, nước ấm và nhẹ nhàng lau khô.
  • Theo dõi lỗ hậu môn nhân tạo để tránh nhiễm trùng.

Để được tư vấn, đặt lịch khám với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Sơn vui lòng liên hệ: 0333 670 888 hoặc 0974 184 568. 

messenger
zalo
call
Đặt lịch khám