Tìm hiểu dị tật hậu môn trực tràng

Dị tật hậu môn trực tràng là bệnh lý bẩm sinh, trong đó phần hậu môn và trực tràng phát triển bất thường, không có hoặc nằm sai vị trí. Dị tật này gây ảnh hưởng đến quá trình đào thải phân và các vấn đề liên quan đến nhu động ruột. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính giúp sửa chữa các bất thường. Tìm hiểu về bệnh lý này qua bài viết sau đây. 

1. Tổng quan về dị tật hậu môn trực tràng

Dị tật hậu môn trực tràng xảy ra với tỉ lệ 1 trên 4000 – 5000 trẻ sinh sống. Dị tật hậu môn trực tràng gặp ở trẻ nam và nữ tương đương nhau. Tuy nhiên dị tật thể thấp chiếm 90% ở trẻ nữ còn trẻ nam chỉ 50%. Bệnh thường kèm theo các dị tật bẩm sinh khác, chiếm đến 40-70% các trường hợp, trong đó dị tật đường tiết niệu hay gặp nhất.

Trẻ bị dị tật hậu môn trực tràng có thể mắc thêm các hội chứng về di truyền hoặc các vấn đề bẩm sinh khác như: tiết niệu, tiêu hóa, vấn đề cột sống, hội chứng Down, hội chứng VACTERL, hội chứng Townes-Brocks…

Dị tật hậu môn trực tràng
Dị tật hậu môn trực tràng gặp ở trẻ nam và nữ tương đương nhau.

2. Phân loại dị tật hậu môn trực tràng

  • Đường hậu môn bị hẹp: lỗ hậu môn bị hẹp hoặc mở ra không đúng cách, gây khó khăn trong quá trình đại tiện.
  • Lỗ hậu môn có phủ lớp màng: có 1 lớp màng che phủ lên hậu môn, gây cản trở cho việc đi đại tiện.
  • Trực tràng không nối với hậu môn: đây là tình trạng không có kết nối chính xác giữa trực tràng và hậu môn.
  • Trực tràng nối với một phần của đường tiết niệu hoặc sinh sản: trực tràng kết nối với một phần của hệ thống tiết niệu hoặc sinh sản.

3. Các triệu chứng của dị tật hậu môn trực tràng

Hầu hết các trường hợp dị tật hậu môn trực tràng sẽ được phát hiện trước khi trẻ sơ sinh xuất hiện. Dị tật hậu môn trực tràng gây ra vấn đề về nhu động ruột. Nếu không được phát hiện ngay sau sinh tại bệnh viện, các triệu chứng có thể gặp phải gồm:

  • Trẻ không có phân
  • Phân ra từ âm đạo
  • Phân có trong nước tiểu
  • Nước tiểu ra từ hậu môn
  • Khó khăn khi đại tiện hoặc táo bón
Dị tật hậu môn trực tràng
Thông thường dị tật hậu môn trực tràng sẽ được phát hiện rất sớm sau khi trẻ sinh ra.

4. Chẩn đoán dị tật hậu môn trực tràng

Thông thường trong quá trình thăm khám sau sinh, bác sĩ sẽ khám thể chất cho trẻ và phát hiện ra trẻ có bất thường ở hậu môn hay không. Sau đó bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm, kỹ thuật chẩn đoán khác để xác định loại dị tật và trẻ có thêm dị tật nào khác kèm theo không gồm:

  • Chụp X quang bụng, có hoặc không có thuốc cản quang.
  • Siêu âm ổ bụng
  • Chụp CT bụng

5. Điều trị dị tật hậu môn trực tràng

Việc điều trị dị tật hậu môn trực tràng tùy thuộc vào triệu chứng, mức độ nghiêm trọng, dị tật hay bệnh lý kèm theo, tuổi và sức khỏe tổng thể của trẻ. Đa phần trẻ bị dị tật hậu môn trực tràng sẽ phải phẫu thuật để sửa chữa dị tật. Mục đích của điều trị dị tật hậu môn trực tràng là  tạo ra một hậu môn ở vị trí bình thường và đảm bảo cho bệnh nhân có khả năng đi đại tiện bình thường sau mổ.

Dị tật hậu môn trực tràng
PGS.TS.BS Trần Ngọc Sơn đã thực hiện hàng ngàn ca phẫu thuật điều trị thành công dị tật hậu môn trực tràng, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh bình thường.

Loại hình và số lần phẫu thuật của mỗi trẻ sẽ khác nhau, nó phụ thuộc vào loại dị tật mà trẻ mắc phải, có thể là:

  • Làm hậu môn nhân tạo
  • Mổ hạ bóng trực tràng và tạo hình hậu môn
  • Phẫu thuật nội soi hỗ trợ
  • Kỹ thuật mổ đường bụng
  • Đóng hậu môn nhân tạo
  • Tạo hình hậu môn bằng đường sinh môn

Để được tư vấn, đặt lịch khám với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Sơn vui lòng liên hệ: 0333 670 888 hoặc 0974 184 568. 

messenger
zalo
call
Đặt lịch khám