Mổ mở

Mổ mở là phương pháp phẫu thuật truyền thống được áp dụng trong điều trị nhiều bệnh lý hay gặp ở cả trẻ em và người lớn. So với mổ nội soi, mổ mở được đánh giá nhanh chóng nhưng gây đau đớn cho người bệnh, để lại sẹo xấu, thời gian phục hồi chậm, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm sau mổ. Tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật này qua một số thông tin trong bài viết sau đây. 

1. Mổ mở là gì?

Trong kỹ thuật mổ mở, bác sĩ rạch 1 đường dài từ 7 – 10cm để bộc lộ cơ quan cần điều trị. Sau đó thực hiện phẫu thuật thông qua đường rạch đó. Tùy trường hợp cụ thể, trẻ có thể được gây mê toàn thân hoặc gây tê tủy sống khi mổ mở.

Hiện nay, mổ mở ít được ưa chuộng hơn do sự xuất hiện của các phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn như mổ nội soi thông thường và mổ nội soi 1 lỗ. So với mổ mở, các phương pháp này ít để lại sẹo, ít đau, an toàn, phục hồi nhanh hơn. Do bác sĩ chỉ cần tạo 1 – 3 lỗ siêu nhỏ (<3cm), sau đó đưa ống nội soi có gắn camera và các dụng cụ phẫu thuật vào bên trong. Qua đó bác sĩ có thể quan sát hình ảnh các tạng ở bên trong ổ bụng hoặc vùng chậu để tiến hành thao tác điều trị cần thiết.

Mặc dù mổ  nội soi ngày càng phổ biến nhưng trong một số trường hợp người bệnh bắt buộc phải mổ mở.

Mổ mở
Mổ mở là phương pháp phẫu thuật truyền thống, bác sĩ sẽ tạo 1 đường rạch dài ở vị trí cần phẫu thuật.

2. Ưu điểm và hạn chế của mổ mở

Mổ mở ít được ưa chuộng vì những hạn chế như vết mổ dài, sẹo xấu, đau đớn, nguy cơ nhiễm trùng vết mổ, thời gian nằm viện lâu (khoảng 1 tuần). Đặc biệt trong nhi khoa, trẻ còn non yếu, ngưỡng chịu đau thấp, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện thì mổ nội soi ít xâm lấn là phương án được các bậc phụ huynh đánh giá cao hơn.

Ví dụ trong phẫu thuật điều trị viêm ruột thừa, nếu mổ mở, trẻ sẽ phải chịu 1 vết mổ dài ở bụng, không chỉ gây đau mà về lâu dài có thể để lại sẹo, tác động đến tâm lý của trẻ khi trưởng thành.

Trong khi đó nếu mổ nội soi, thậm chí với phương pháp mổ nội soi 1 lỗ, trẻ sẽ gần như không phải chịu bất cứ vết sẹo nào  hoặc sẹo nhỏ, không đáng kể, nguy cơ nhiễm trùng thấp hơn, chỉ cần nằm viện khoảng 2 – 3 ngày là có thể về nhà.

3. Lưu ý

Mặc dù có nhiều hạn chế nhưng không có nghĩa là mổ nội soi đã lỗi thời. Trong một số trường hợp, mổ mở là phương án hợp lý hơn như:

  • Người bệnh không đủ điều kiện sức khỏe để mổ nội soi.
  • Chỉ có mổ mở thì bác sĩ mới có thể loại bỏ hoàn toàn được khối u/mô… hoặc có đủ thông tin trực quan cần thiết để đưa ra chẩn đoán cụ thể.
  • Một số bệnh lý phải mổ mở mới có thể đưa các công cụ phẫu thuật vào bên trong.
Mổ mở
Căn cứ vào tình trạng thực tế và mong muốn của gia đình, bác sĩ Sơn sẽ tư vấn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn cho trẻ.

4. Mổ mở điều trị bệnh lý với Phó Giáo sư, Tiến Sĩ, Bác sĩ Trần Ngọc Sơn

Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại nhi, bác sĩ Trần Ngọc Sơn đã thực hiện hàng ngàn ca phẫu thuật bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó bao gồm mổ mở.

Một số bệnh lý hay gặp ở trẻ có thể sẽ phải mổ mở bao gồm thoát vị bẹn, viêm ruột thừa, nang mật chủ, lún dương vật, thận – niệu quản đôi, phình đại tràng bẩm sinh, lõm ngực bẩm sinh, u nang buồng trứng, u nang bạch huyết…

Trên cơ sở tình trạng thực tế và mong muốn của gia đình, bác sĩ Sơn sẽ đưa ra tư vấn lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất, đảm bảo trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe, an toàn, hiệu quả.

So với mổ nội soi, mổ mở sẽ có chi phí tiết kiệm hơn. Trẻ sẽ được chăm sóc chu đáo, hưởng đầy đủ quyền lợi bảo hiểm y tế theo quy định của nhà nước.

Để được tư vấn, đặt lịch khám với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Sơn vui lòng liên hệ: 0333 670 888 hoặc 0974 184 568. 

messenger
zalo
call
Đặt lịch khám