LÚN DƯƠNG VẬT (DƯƠNG VẬT VÙI LẤP)

LÚN DƯƠNG VẬT

1. Lún dương vật là gì?

–     Lún dương vật (LDV) (còn được gọi là dương vật bị vùi lấp – buried penis, dương vật bị che lấp –  concealed penis) là tình trạng dương vật có lỗ đái đổ ra đúng ở đỉnh quy đầu, trục dương vật thẳng, nhưng dương vật bị lún tụt xuống về phía mu, ống da dương vật thường nhỏ và ngắn, bao quy đầu thường bị chít hẹp, bìu bình thường.

–     Lún dương vật có ba mức độ (theo Cromie WJ, 1998):

    + Nhẹ: không nhìn thấy dương vật; sờ được dương vật trong ống da dương vật.

    +Trung bình: sờ không có dương vật trong ống da; kéo ống da dương vật xuống xương mu thấy được một phần thân dương vật.

    +Nặng: ống da dương vật nhỏ, ngắn; dương vật chìm sâu trong lớp mỡ trước xương mu.

–     Lún dương vật gây ra viêm nhiễm bao qui đầu và đường tiểu; bệnh nhân hoặc thân nhân bệnh nhân rất lo lắng vì không thấy dương vật hoặc dương vật nhỏ.

–     Phẫu thuật nhằm đưa dương vật về hình dạng bình thường.

Hình 1: Ảnh lún dương vật

2. Bệnh nhân cần chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật?

–       BN cần làm bộ xét nghiệm cho mổ kế hoạch: công thức máu, nhóm máu, đông máu cơ bản, urea, creatinin, glucose máu, GOT, GPT, HBsAg, HIV, tổng phân tích nước tiểu, khám tai mũi họng, XQ tim phổi. Các xét nghiệm giúp chẩn đoán phân biệt bệnh lý khác như dương vật nhỏ, bất thường nhiễm sắc thể: Xét nghiệm nhiễm sắc thể giới tính, xét nghiệm nội tiết testosterone, Estrogen, LH, FSH…

–       Nhịn ăn, uống trước mổ 6 tiếng.

–       Tiêm kháng sinh dự phòng 30 phút trước khi rạch da

 

Hình 2: ảnh sau phẫu thuật

3. Điều trị sau phẫu thuật thế nào?

–  Bệnh nhân nhịn ăn uống sau mổ 3 tiếng

–  Bệnh nhân được tiêm kháng sinh tĩnh mạch (thường Cephalosporin thế hệ II hoặc III)

–  Thuốc giảm đau: Paracetamol dạng truyền tĩnh mạch hoặc viên đạn đặt hậu  môn trong vòng 24 – 48 giờ đầu

–  Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhịp thở, SpO2 (nếu cần)

–  Tình trạng vết mổ

–  Theo băng vết mổ. Thay băng nếu băng thấm dịch

–  Nhiễm trùng vết mổ

–  Cho ra viện sau 3-5 ngày.

4. BIẾN CHỨNG SAU MỔ

– Chảy máu sau mổ:

    +  Nhận biết: vết mổ có máu đỏ tươi thấm đẫm băng

    +  Xử trí: băng ép, cầm máu, dung thuốc cầm máu transamin tính theo cân nặng.

– Nhiễm trùng vết mổ: thường xảy ra ở ngày tứ 5-7 sau mổ. điều trị chủ yếu bằng chăm sóc vết thương sạch sẽ hàng ngày, kháng sinh, nâng cao thể trạng.

– Sưng nề bao quy đầu:

    + Biểu hiện: bao quy đầu sung nề

    + Xử trí: dùng kháng sinh, giảm phù nề

 

Để được khám và tư vấn về bệnh các bậc phụ huynh có thể cho trẻ đến khám tại phòng khám Ngoại Nhi bệnh viện Xanh Pôn hoặc liên hệ ĐT: 0974184568

PGS. Trần Ngọc Sơn; Thạc sĩ Dương Văn Mai

Khoa Phẫu thuật nhi BV Xanh Pôn Hà Nội

messenger
zalo
call
Đặt lịch khám