GIÃN TĨNH MẠCH TINH

I. ĐẠI CƯƠNG

● Giãn tĩnh mạch thừng tinh (varicocele) là sự giãn bất thường của các tĩnh mạch tinh hoàn trong đám rối tĩnh mạch hình dây leo.

● Nguyên nhân do trào ngược từ tĩnh mạch thận trái vào tĩnh mạch tinh trái hoặc từ tĩnh mạch chủ vào tĩnh mạch tinh phải.

● Bệnh ít gặp ở trẻ dưới 10 tuổi; thường gặp ở giai đoạn khởi đầu dậy thì. Tần suất khoảng 15-20% thanh niên. Hầu hết xảy ra bên trái (78-93%), bên phải

thường có khi bị hai bên, rất hiếm khi thấy bên phải đơn độc.

● Bệnh tiến triển trong suốt quá trình phát triển của cơ thể, thường dẫn đến tình trạng dừng phát triển hay giảm thể tích tinh hoàn cùng bên, thay đổi bất thường các thông số tinh dịch đồ và có thể là một trong những nguyên nhân vô sinh ở nam giới.

II. CHẨN ĐOÁN

1. Công việc chẩn đoán

a. Hỏi bệnh

● Lý do đến khám: đau, khó chịu ở bìu, bìu to hoặc thấy các mạch máu ở bìu giãn ngoằn ngoèo dưới da.

● Dị tật phối hợp?

● Tiền sử?

b. Khám lâm sàng

● Nhìn: hình dạng bìu hai bên, búi tĩnh mạch giãn.

● Sờ: búi tĩnh mạch, mật độ tinh hoàn, kích thước tinh hoàn.

● Nghiệm pháp Valsalva: ngậm miệng, bịt mũi, bịt tai, hít vào sâu rồi rồi ép hơi thở ra thật mạnh (nhưng không cho hơi ra). Nghiệm pháp này tạo ra áp lực

được dùng để chẩn đoán một số bệnh như giãn tĩnh mạch thừng tinh, thoát vị bẹn, tim mạch, tai mũi họng…

● Phân độ: gồm 5 độ

Độ 0: Nhìn và sờ không thấy được tĩnh mạch giãn; chỉ xác định được qua siêu âm.

Độ I: Nhìn không thấy tĩnh mạch giãn, chỉ sờ được búi tĩnh mạch giãn ở tư thế đứng thẳng khi làm nghiệm pháp Valsalva.

Độ II: Nhìn không thấy tĩnh mạch giãn, sờ được búi tĩnh mạch giãn ở tư thế đứng thẳng không cần làm nghiệm pháp Valsalva.

Độ III: Nhìn thấy và sờ được búi tĩnh mạch giãn, không cần làm nghiệm pháp Valsalva.

c. Cận lâm sàng

● Siêu âm Doppler mạch máu thừng tinh hai bên: xác định thể tích tinh hoàn.

● Xét nghiệm nội tiết: FSH, LH, testosterone tự do và toàn phần.

2. Chẩn đoán xác định

Lâm sàng + siêu âm.

3. Chẩn đoán phân biệt

● Thoát vị bẹn.

● Thủy tinh mạc.

● Vôi hóa bìu, tinh hoàn.

III. ĐIỀU TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH THỪNG TINH

1. Nguyên tắc điều trị

Điều trị nhằm giải quyết tình trạng đau, khó chịu ở bìu; làm cho búi tĩnh mạch giãn nhỏ lại hoặc không to thêm.

2. Điều trị trước phẫu thuật

● Xét nghiệm: công thức máu, TS-TC, tổng phân tích nước tiểu.

● Dặn nhịn ăn uống trước phẫu thuật 6 tiếng.

● Kháng sinh phòng ngừa trước hoặc trong lúc phẫu thuật.

3. Điều trị phẫu thuật

a. Nguyên tắc phẫu thuật

● Phẫu thuật nhằm thắt tĩnh mạch tinh để tránh trào ngược máu từ tĩnh mạch thận vào đám rối tĩnh mạch tinh.

● Tĩnh mạch có thể thắt riêng rẽ hoặc thắt cùng với động mạch tinh (không sợ teo tinh hoàn vì tinh hoàn còn được nuôi dưỡng bởi động mạch ống dẫn tinh

và động mạch cơ nâng bìu).

● Có thể mổ mở, phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật vi phẫu

b. Chỉ định phẫu thuật

● Giãn tĩnh mạch thừng tinh lớn (độ II, III) gây đau hoặc cảm giác khó chịu trong sinh hoạt.

● Giãn tĩnh mạch thừng tinh kèm giảm thể tích tinh hoàn cùng bên.

● Giãn tĩnh mạch thừng tinh hai bên.

c. Kỹ thuật mổ mở

● Vô cảm: phẫu thuật được thực hiện dưới gây mê.

● Rạch da: theo đường nếp bụng thấp nhất vùng bẹn khoảng 2 cm.

● Bộc lộ thừng tinh: tách lớp mỡ dưới da, cân nông tới cân cơ chéo lớn. Mở cân cơ chéo lớn tìm thừng tinh.

● Cột cắt tĩnh mạch tinh: tách rời tĩnh mạch tinh khỏi ống dẫn tinh lên càng cao càng tốt. Cắt đôi tĩnh mạch tinh, khâu buộc hai đầu tĩnh mạch bằng chỉ không

tan hoặc chỉ tan chậm.

● Kết thúc: cầm máu, đóng vết mổ. Khâu trong da bằng Vicryl 4.0. Băng vết mổ.

4. Điều trị sau phẫu thuật

● Thuốc: kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3, giảm đau.

● Băng sạch không thay băng.

● Không cắt chỉ.

● Thời gian nằm viện: 1-3 ngày.

IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

1. Biến chứng

● Thủy tinh mạc, do tổn thương đường bạch huyết vùng bẹn bìu.

● Giãn tĩnh mạch thừng tinh tái phát.

● Teo tinh hoàn do tổn thương động mạch thừng tinh.

2. Tái khám

Sau phẫu thuật 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, mỗi năm.

Tái khám theo dõi biến chứng, thể tích tinh hoàn.

messenger
zalo
call
Đặt lịch khám