TẮC RUỘT PHÂN SU

 

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Tắc ruột phân su là tình trạng tắc hoàn toàn ruột non do phân su đặc quánh bất thường lấp đầy lòng ruột. Vị trí tắc ở đoạn cuối hồi tràng. Bệnh biểu hiện ngay sau khi sinh. Có kèm theo bệnh nhầy quánh.
  • Tắc ruột phân su xảy ra ở 1/100 trẻ sơ sinh bị bệnh nhầy quánh. Bệnh nhầy quánh chiếm tỷ lệ 1-7/1000 trẻ sơ sinh
  • Bệnh nhầy quánh là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắt thể thường 7p31. Đặc trưng của bệnh là có bất thường trong bài tiết của tất cả các tuyến ngoại tiết (tụy, phổi, ruột, tuyến mồ hôi, gan, tuyến nước bọt, tuyến sinh dục, niêm mạc mũi) nhưng các cơ quan bị thương tổn đầu tiên là tụy và ruột.

II. Giải phẫu bệnh

  • Tắc ruột phân su không có biến chứng: Vị trí tắc thường là ở đoạn cuối ruột non, cách góc hồi manh tràng 10-15cm. Đoạn ruột bị tắc có chiều dài trên dưới 10cm, quai ruột giãn, thành ruột dày, trong lòng chứa đầy phân su đặc quánh, bám chặt vào niêm mạc ruột. Hỗng tràng gần như bình thường. Đường kính của hồi tràng dưới chỗ tắc và đại tràng nhỏ hơn bình thường
  • Tắc ruột do phân su có biến chứng dưới dạng thủng hoặc xoắn. Nếu biến chứng xảy ra trong thời kỳ thai nhi thì gây teo ruột, viêm phúc mạc phân su, nếu bị sau khi đẻ sẽ gây hoại tử ruột do xoắn ruột.

III. CHẨN ĐOÁN TẮC RUỘT PHÂN SU

a. Tắc ruột phân su không có biến chứng

  • Tắc ruột cấp tính ở trẻ sơ sinh thuờng biểu hiện từ ngày 1-3 sau sinh: trẻ nôn ra dịch xanh hoặc dịch vàng, không ỉa phân su, bụng trướng
  • Khám thấy bụng chuớng đều, sờ bụng thấy một quai ruột giãn, chắc ở hố chậu phải. có thể thấy quai ruột nổi, thăm trực tràng chỉ thấy kết thể phân su nhầy trắng nhưng đôi khi cũng có thể thấy một ít phân su đen đặc quánh
  • Tiền sử gia đình đã có người bị bệnh nhầy quánh hoặc đã có anh chị em bị tắc ruột phân su.
  • Chụp Xquang bụng không chuẩn bị:
    • Hình ảnh tắc ruột thấp với nhiều mức nước hơi. Các mức nước và hơi thường có chân hẹp, không nằm ngang mà bị lõm xuống do phân su dính vào thành ruột.
    • Ở hố chậu phải có thể nhìn thấy một đám cản quang không dồng đều (hình đá hoa cương) do các bóng hơi lẫn với phân su ở trong đoạn ruột bị tắc.
  • Chụp đại tràng có thuốc cản quang: Thấy đại tràng nhỏ, thuốc qua được van Bauhin sang hồi tràng và vào đoạn ruột giãn chứa phân su

b. Tắc ruột phân su có biến chứng

Thủng ruột thai nhi hoặc xoắn ruột thai nhi gây teo ruột hoặc viêm phúc mạc thai nhi chỉ chẩn đoán được trong mổ. Xoắn ruột sau đẻ cũng rất khó chẩn đoán.

c. Các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh nhầy quánh

  • Hoạt tính của trypsin
  • Thử nghiệm mồ hôi
  • Xác định nồng độ albumin trong phân su

d. Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh

  • Siêu âm trước sinh tuần thứ 15-21: khối tăng âm trong ổ bụng, các quai ruột giãn, không thấy túi mật
  • Tiền sử gia đình có anh hoặc chị đã bị bệnh hoặc xét nghiêm gen thấy bố mẹ là người mang gen bệnh, xét nghiệm gen của thai nhi bằng chọc gai rau được chỉ định.
  1. Điều trị
    1. Điều trị bảo tồn
  •  Chỉ định
  • Bệnh nhân đến sớm
  • Chẩn đoán chắc chắn
  • Không có biến chứng
  •  Phuơng pháp:
  • Đưa dung dịch cao phân tử bằng cách thụt qua hậu môn vào quai ruột chứa phân su nhằm hút nước vào lòng ruột để làm loãng phân su giúp ruột có thể co bóp và tống được ra ngoài. Dung dịch thuờng dung là Gatrografin (diatrizoat meglumin)
  • Chụp kiểm tra ổ bụng lại sau 12 giờ và 24 giờ.
  • Theo dõi tình trạng mất nước bằng hematocrit, điện giải đồ và áp lực thẩm thấu của nước tiểu.
  • Thông thường bệnh nhân sẽ nhanh chóng đi ngoài phân su và tiếp tục đi ngoài trong 24 giờ – 48 giờ tiếp theo.
  • Cho bệnh nhân ăn khi hết dấu hiệu tắc ruột.
  • Cho kháng sinh bằng đường tiêm trong 5 ngày
    1.  Phẫu thuật
  •  Chỉ định
  • Bệnh nhân đến muộn: Có biến chứng thủng ruột hoặc xoắn ruột
  • Chẩn đoán không chắc chắn
  • Điều trị bảo tồn thất bại

Bệnh nhân cần đuợc hồi sức tốt truớc mổ

  •  Phương pháp phẫu thuật
  • Dồn phân su nhẹ nhàng sang manh tràng
  • Nếu phân su đặc quánh, chắc, khó dồn mở ruột để dồn phân su ra ngoài, bơm rửa sạch ruột phía dưới bằng huyết thanh mặn và nối ruột tận-tận ngay cho các trường hợp chưa có biến chứng.
  • Các truờng hợp không thể dồn được phân su phải cắt đoạn ruột chứa phân su. Nối ruột ngay nếu chưa có biến chứng viêm phúc mạc. Dẫn lưu hai đầu ruột ra da cho các trường hợp có viêm phúc mạc.
  •  Chăm sóc sau mổ
  • Nuôi dưỡng tĩnh mạch cho tới khi có lưu thông ruột.
  •  Chú ý chức năng hô hấp
  •  Cho uống men tụy hàng ngày khi bắt đầu cho ăn bằng đường miệng

 

messenger
zalo
call
Đặt lịch khám