RUỘT QUAY VÀ CỐ ĐỊNH BẤT THƯỜNG

I. ĐẠI CƯƠNG

Quay và cố định bất thường của ruột là một dị tật đường tiêu hoá hiếm gặp. Bệnh nhân đôi khi không có triệu chứng nhưng nói chung đều biểu hiện bằng tắc tá tràng cấp hoặc mạn tính có thể kèm theo xoắn trung tràng. Xoắn trung tràng là một tối cấp cứu, nếu được chẩn đoán và điều trị muộn thì toàn bộ ruột có thể bị hoại tử.

II. CHẨN ĐOÁN

1. Công việc chẩn đoán

a. Hỏi bệnh

● Nôn ra dịch mật cấp ở trẻ sơ sinh trước đó hoàn toàn khỏe mạnh.

● Các triệu chứng không đặc hiệu có thể là: đau bụng mạn tính, viêm tụy mạn, sụt cân, chậm tăng trưởng, chán ăn, tiêu chảy từng đợt hoặc tiêu máu.

● Có thể không có triệu chứng và không biểu hiện lâm sàng.

b. Khám lâm sàng

Nếu ruột quay dở dang không xoắn ruột thường không có triệu chứng thực thể.

Ruột quay dở dang có xoắn ruột có các triệu chứng.

● Bụng chướng (chướng dạ dày và tá tràng thứ phát do tắc tá tràng).

● Trẻ thường kích thích, có thể biểu hiện tình trạng mất nước (do nôn ói và sự mất dịch vào khoang thứ ba của cơ thể).

● Thể tích tuần hoàn mất, thiếu máu ruột non tiến triển, trẻ nhanh chóng đi vào sốc nhiễm trùng, lúc này có thể thấy các biểu hiện như: ban đỏ ở thành bụng, viêm phúc mạc, tụt huyết áp, suy hô hấp, nôn ra máu, tiêu phân đen hoặc cả hai, toan chuyển hóa hệ thống, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.

c. Xét nghiệm

● X-quang bụng không sửa soạn: dãn dạ dày (bóng hơi dạ dày) và đầu gần tá tràng kèm với rất ít khí ở đoạn xa ruột non. Có thể có dấu hiệu tắc ruột hay

viêm phúc mạc.

● Siêu âm bụng: dấu hiệu xoắn ruột, phân biệt nguyên nhân nôn ói.

● X-quang dạ dày cản quang:

– Xoắn ruột do ruột quay dở dang: thấy tắc ruột hoàn toàn hoặc tắc ruột cao ở tá tràng. Dấu hiệu điển hình là hình “lò xo” hay “dụng cụ mở nắp chai rượu vang”.

– Ruột quay dở dang không có xoắn ruột: góc tá – hỗng tràng (góc Treitz) được tìm thấy ở bên phải cột sống, phía dưới hành tá tràng, và ở phía trước hơn, các quai ruột đoạn gần của hỗng tràng nằm bên phải ổ bụng.

● X-quang đại tràng cản quang: dùng khi lâm sàng và các khảo sát trên chưa rõ. Manh tràng thường nằm cao ở bên phải hày bên trái ổ bụng.

● CTM, đông máu toàn bộ.

● Điện giải đồ, khí máu khi suy hô hấp.

2. Chẩn đoán xác định

● Lâm sàng: nôn dịch vàng, đau bụng, bụng chướng, dị tật tiêu hóa phối hợp

● X-quang dạ dày cản quang ruột quay dở dang có xoắn, tắc ruột cao, tắc ruột hoàn toàn. Ruột quay dở dang không xoắn góc Treitz nằm bên phải cột sống, các quai ruột đoạn gần hỗng tràng nằm bên phải ổ bụng.

● Siêu âm hình ảnh xoắn ruột.

III. ĐIỀU TRỊ

1. Đánh giá tình trạng bệnh trước mổ

● Tuổi thai.

● Cân nặng.

● Dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt độ, nhịp thở.

● Rối loạn nước điện giải.

● Dị tật đi kèm.

● Biến chứng: Xoắn ruột, viêm phúc mạc.

2. Hồi sức trước mổ

● Nhịn ăn dẫn lưu dạ dày.

● Hỗ trợ hô hấp.

● Kháng sinh: Cephalosporin thế hệ 3.

● Truyền dịch, điều chỉnh rối loạn điện giải, toan kiềm…

3. Phẫu thuật

a. Thời điểm phẫu thuật (1) tùy thuộc vào thể lâm sàng.

● Ruột quay dở dang không xoắn có triệu chứng thì phẫu thuật càng sớm càng tốt vì có nguy cơ xoắn.

● Ruột quay dở dang không xoắn và không có triệu chứng thì có thể sắp sếp mổ chương trình sau khi ổn định các rối loạn khác.

● Ruột quay dở dang có xoắn thì mổ cấp cứu ngay lập tức.

b. Nguyên tắc phẫu thuật

● Tháo xoắn theo chiều ngược lại với chiều xoắn. Cắt nối ruột khi ruột hoại tử.

● Cắt dây chằng Ladd.

● Mở rộng chân mạc treo.

● Cắt ruột thừa dự phòng.

● Đưa toàn bộ ruột non vào bên phải, manh tràng và đại tràng bên trái ổ bụng.

● Có thể phẫu thuật nội soi trong trường hợp RXBT không xoắn.

4. Chăm sóc sau mổ

● Tiếp tục kháng sinh trong trường hợp có cắt nối ruột.

● Ăn lại đường miệng khi có trung tiện và dịch dạ dày ít hơn 1 ml/kg/ngày.

● Theo dõi triệu chứng ói, tình trạng bụng, hội chứng kém hấp thu, chậm phát

triển thể chất.

messenger
zalo
call
Đặt lịch khám